Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

XI MẠ PVD VÀ ỨNG DỤNG TRANG TRÍ NỘI THẤT CHO INOX

 

Xi mạ PVD là công nghệ xi mạ lắng đọng hơi vật lý trong môi trường chân không được sử dụng để sản xuất màng mỏng và lớp phủ. Xi mạ PVD bạn có thể hiểu là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể hơi, sau đó kết hợp trở lại thành thể rắn dưới dạng một lớp phim mỏng ngưng tụ lên bề mặt vật liệu cần mạ. công nghệ xi mạ này  được ứng dụng khá phổ biến trong công nghiệp hiện nay.

CÔNG NGHỆ XI MẠ PVD

Trong quá trình xi mạ PVD thì mật độ dòng điện cao sẽ hình thành trên bề mặt vật liệu làm bay hơi nhanh chống các ion kim loại. Khi đó, những ion kim loại này sẽ di chuyển đến bề mặt vật liệu xi mạ trong môi trường chân không và trộn với các loại khí phản ứng để hình thành một lớp xi mạ mỏng trên bề mặt vật liệu xi mạ. Trong đó, quá trình ion sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của màng xi mạ và độ bám dính của hóa chất. Vì vậy, trong quá trình mạ bạn cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc để đảm bảo có được sản phẩm mạ chất lượng.


Để quá trình xi mạ chân không đạt hiệu quả thì trong quá trình xi mạ cần phải đảm bảo được các vấn đề như: vật liệu nguồn bia, nhiệt độ, điện thế, khi phản ứng nito, buồng chân không phải được hút sạch khí và nung nóng từ 100-600 độ C. Đồng thời, một lượng khí nhỏ phun vào bồn cũng phải đảm bảo chính xác. Tùy vào vật liệu xi mạ và khí phản ứng khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm xi mạ PVD có chất lượng và tính chất khác nhau.

Về dụng cụ xi mạ PVD bao gồm: tấm pin mặt trời màng mỏng, lớp màng nhôm, dụng cụ cắt gọt gia công kim loại.

Ưu điểm của mạ chân không PVD

+ Ưu điểm của lớp phủ PVD là sản phẩm mạ có độ cứng cao, chống ăn mòn tốt so với những công nghệ mạ điện khác. Các sản phẩm xi mạ PVD đảm bảo độ bền cao và hầu như không cần lớp phủ nào khác.

 

+ Công nghệ xi mạ chân không có thể áp dụng cho hầu hết các vật liệu xi mạ khác nhau, kẻ cả một số vật liệu hữu cơ.

 

+ Đảm bảo được tính thân thiện với môi trường do không thải ra chất động trong quá trình xi mạ như những loại hình xi mạ khác.

 

+ Bạn có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để tạo ra lớp mạ nhất định.

 

+ Trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 200-450 độ C, công nghệ mạ chân không PVD cũng đảm bảo được chất lượng và tạo ra được các sản phẩm mạ như: nhựa dẻo, thủy tinh, ceramic.


Nhược điểm mạ PVD

+ Để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng thì công nghệ mạ chân không đòi hỏi một quy trình khá khắc khe, bởi mọi sự tác động đều có ảnh hưởng đến sản phẩm mạ.

 

+ Quy trình thực hiện xi mạ tương đối phức tạp, vì vậy nhân viên kỹ thuật xi mạ phải đảm bảo tay nghề vững chắc để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.



Liên hệ: 0964.22.0000
Website:
https://inoxck.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét